Tự chọn 2 (Chọn 1 trong các học phần sau): |
1 | VL20048 | Bồi dưỡng phương pháp nhận thức trong dạy học Vật lí | Tự chọn | 2 | 25/5/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
2 | VL20125 | Máy vi tính trong dạy học Vật lí | Tự chọn | 2 | 25/5/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
3 | VL20126 | Thiết kế bài học Vật lí | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
4 | VL20127 | Dạy học ngoại khoá môn Vật lí | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
5 | VL20128 | Thiết bị dạy học Vật lí tự làm | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
Tự chọn 3 (Chọn 1 trong các học phần sau): |
1 | VL20130 | Một số hướng nghiên cứu mới trong vật lí | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
2 | VL20039 | Vật lí laser | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
3 | VL20019 | Thông tin quang | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
4 | VL20090 | Quang học hiện đại | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
5 | VL20131 | Vật lí chất rắn | Tự chọn | 2 | 20/10/60 | GDCN | 7 | Vật lí |
Học phần chuyên môn thay thế khóa luận tốt nghiệp: |
1 | VL20134 | Cơ sở vật lí học | Bắt buộc | 3 | 30/15/90 | GDCN | 8 | Vật lí |
2 | VL20135 | Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí | Bắt buộc | 2 | 20/10/60 | GDCN | 8 | Vật lí |
1. Tin học cơ sở: 3 tín chỉ (bắt buộc)
- Xử lý văn bản và một số chức năng xử lí cao cấp của M-Word.
- Sử dụng bảng tính Excel..
- Sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint;
- Khai thác về mạng máy tính và Internet.
- Phương pháp nghiên cứu: Nắm lí thuyết, làm bài tập thực hành, rèn luyện kỹ năng trên máy tính
- Học phần hỗ trợ SV trong học tập và nghiên cứu.
(Quay về trang đầu)
2. Toán A1 (Đại số tuyến tính): 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần cung cấp cho SV các kiến thức: Tập hợp, ánh xạ, số phức, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vectơ, ánh xạ tuyến tính, vectơ riêng và giá trị riêng, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương.
Học phần rèn luyện cho SV các kỹ năng về: Tính toán trên các ma trận, tính định thức, giải và biện luận hệ phương trình tuyến tính; kiểm tra tiêu chuẩn không gian vectơ, tìm cơ sở, số chiều của không gian vectơ; tìm toạ độ vectơ, đổi cơ sở; kiểm tra ánh xạ tuyến tính, tìm vectơ riêng và giá trị riêng; đưa một dạng toàn phương về dạng chính tắc; chéo hoá ma trận, chéo hoá trực giao; phân loại đường và mặt bậc hai.
(Quay về trang đầu)
3. Toán A2 (Giải tích 1): 3 tín chỉ (bắt buộc)
Về kiến thức: học phần trang bị cho SV những kiến thức cơ bản lý thuyết giới hạn dãy số và giới hạn hàm số; các khái niệm và tính chất cơ bản của hàm liên tục một biến số; các khái niệm và tính chất cơ bản về đạo hàm vi phân, tích phân của các hàm một biến số; các ứng dụng của phép tính vi phân, tích phân trong việc tính gần đúng, tính vận tốc, gia tốc, tìm cực trị và khảo sát hàm số, tính diện tích, thể tích.
Về kỹ năng: Yêu cầu SV thành thạo các kỹ năng tính giới hạn của dãy số, của hàm số; tính đạo hàm và tích phân; khảo sát hàm số; xét tính liên tục, khả vi của hàm số; ứng dụng những điều đã học để giải quyết một số bài toán trong thực tế như tính gia tốc, vận tốc, diện tích, thể tích...
(Quay về trang đầu)
4. Hoá học đại cương A1: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần cung cấp cho SV một cách có hệ thống về cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, các khái niệm cơ bản, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu trúc lớp vỏ electron về sự biến thiên tuần hoàn các tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
SV nắm vững cấu tạo phân tử, liên kết hoá học trên cơ sở các thuyết hiện đại (VB, MO, HMO). Tìm hiếu môí quan hệ giữa liên kết hoá học với tính chất phân tử. Biết được khái niệm về các hệ ngưng tụ các mối liên kết cấu trúc và tính chất của hệ ngưng tụ.
(Quay về trang đầu)
5. Cơ học: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần trang bị cho SV các kiến thức cơ bản, sâu sắc về nội dung và phương pháp nghiên cứu môn cơ học, để họ nắm vững các tính chất, các quy luật, các định luật chuyển động của chất điểm, của vật rắn và của chất lưu. Từ đó SV có thể vận dụng giải thích các hiện tượng cơ học, giải quyết các vấn đề xẩy ra trong cuộc sống, trong khoa học kĩ thuật đồng thời tạo cơ sở khoa học để nghiên cứu các học phần tiếp theo.
Nội dung học phần nghiên cứu:
- Các tính chất, các quy luật chuyển động cơ của chất điểm, của vật rắn, của chất lưu trong hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu không quán tính.
- Mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động, các định luật biến thiên và bảo toàn của các đại lượng: xung lượng, mô men xung lượng, cơ năng…
- Các tính chất, các định luật, các nguyên lý của các quá trình biến đổi trong môi trường liên tục.
(Quay về trang đầu)
6. Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ (HP bắt buộc)
Thực hiện theo nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Quay về trang đầu)
8. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: 2 TC (bắt buộc)
Thực hiện theo nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Quay về trang đầu)
9. Tâm lý học: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Nội dung học phần được cấu thành từ 4 phần:
1. Những vấn đê chung của tâm lý học: Tâm lý, phản ánh tâm lý, sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội, hoạt động và hoạt động chủ đạo, giao tiếp, ý thức và chú ý, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý.
2. Nhận thức và học tập: đặc trưng nhận thức, nhận thức cảm tính, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, ngôn ngữ, sự phát triển các quá trình nhận thức, sự học và hoạt động học, sự hình thành hoạt động học.
3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách:khái niệm nhân cách, các phẩm chất và thuộc tính nhân cách, sự phát triển nhân cách trẻ em. .
4. Tâm lý học sư phạm: khái niệm hoạt động dạy, sự hình thành khái niệm, kĩ năng, ki xảo và trí tuệ trong dạy học, đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, nhân cách và sự hình thành nhân cách người giáo viên.
(Quay về trang đầu)
10. Ngoại ngữ 1: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần Tiếng Anh I là học phần bắt buộc dành cho SV không chuyên ngữ. Chương trình gồm có 6 bài, được phân bổ trong 45 giờ tín chỉ (tương đương với 3 tín chỉ). Học phần cung cấp cho người học một số kiến thức tiếng Anh cơ bản tổng quát, giúp họ rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (như đã nêu ở mục 7). Học phần này là nền tảng để học lên Tiếng Anh II và Tiếng Anh III.
(Quay về trang đầu)
11. Toán cao cấp cho vật lí: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Nội dung học phần chứa đựng những kiến thức về: Sự hội tụ, tiêu chuẩn hội tụ, tính chất hội tụ của chuỗi số; Sự hội tụ, hội tụ đều của dãy hàm, chuỗi hàm; Các tính chất của tổng, của chuỗi hàm; Chuỗi luỹ thừa và chuỗi Fourier; Giới hạn, tính liên tục, phép tính vi phân của hàm nhiều biến; Cực trị của hàm nhiều biến; Tích phân bội, tích phân đường và tích phân mặt; Một số phương trình vi phân cấp 1 cơ bản và phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 với hệ số hằng số. Các ứng dụng trong của những vấn đề trên trong giải quyết một số vấn đề thực tế.
Yêu cầu SV sau khi học xong phải có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán vật lý, kỹ thuật ở mức độ cơ bản
(Quay về trang đầu)
12. Xác suất - Thống kê A: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần này nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê, dùng làm công cụ để giải quyết các vấn đề nảy sinh khi học các học phần tiếp theo và trong công tác sau này; đặc biệt là các vấn đề về thống kê, xử lý các số liệu thực nghiệm. Sau khi kết thúc học phần SV phải biết vận dụng các kiến thức đã học trong giáo trình để giải được các bài tập lý thuyết và ứng dụng về xác suất và thống kê.
(Quay về trang đầu)
13. Vật lí phân tử và nhiệt học: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần trang bị cho SV các kiến thức cơ bản, sâu sắc và phương pháp nghiên cứu học phần để họ nắm vững các tính chất, quy luật, định luật về vật lý phân tử và nhiệt động lực học. Từ đó SV có thể vận dụng giải thích các hiện tượng, giải quyết các vấn đề liên quan xảy ra trong cuộc sống, trong khoa học kỹ thuật đồng thời tạo cơ sở khoa học để SV nghiên cứu các học phần tiếp theo.
Học phần Nhiệt học bao gồm hai nội dung chính: Vật lý phân tử và Nhiệt động lực học.
- Vật lý phân tử nghiên cứu chuyển động của các phân tử để rút ra các đại lượng đặc trưng cho chất khí bao gồm: áp suất, nhiệt độ, thể tích và các mối quan hệ giữa chúng (phương trình trạng thái chất khí). Trong phần này các vấn đề về phân bố phân tử theo vận tốc và phân bố phân tử trong trường lực cũng được đề cập. Phần cuối đề cập nghiên cứu các vấn đề về các hiện tượng truyền như: hiện tượng khuếch tán, hiện tượng dẫn nhiệt và hiện tượng nội ma sát.
- Nhiệt động lực học nghiên cứu năng lượng và các dạng biến đổi năng lượng của chất khí. Nội dung được thể hiện trong hai nguyên lý cơ bản của nhiệt động lực học. Entropy cũng được đề cập nghiên cứu trong phần này. Phần cuối là một số vấn đề về chất khí thực, chất lỏng và quá trình biến đổi pha.
(Quay về trang đầu)
14. Ngoại ngữ 2: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần Tiếng Anh II là học phần bắt buộc dành cho SV không chuyên trường sau khi đã học tiếng Anh I. Chương trình gồm có 4 bài, được phân bổ trong 30 giờ tín chỉ (tương đương với 2 tín chỉ). Học phần cung cấp cho người học một số kiến thức tiếng Anh tổng quát cơ bản, giúp họ rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (như đã nêu ở mục 7). Học phần này là nền tảng để học lên Tiếng Anh III.
(Quay về trang đầu)
15. Giáo dục Quốc phòng: 8 tín chỉ (bắt buộc)
Thực hiện theo nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Quay về trang đầu)
16. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2: 3 TC (bắt buộc)
Thực hiện theo nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Quay về trang đầu)
17. Thí nghiệm Cơ - Nhiệt: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Thực hành TN cơ nhiệt là học phần bắt buộc cho SV khoa vật lí nhằm nâng cao kĩ năng thực hành cho SV. Trong học phần này yêu cầu chính là các SV sử dụng thành thạo các thiết bị đo và nắm được bản chất các hiện tượng vật lí trong các bài TN.
(Quay về trang đầu)
18. Giáo dục học: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần này bao gồm những vấn đề cơ bản của Giáo dục học (đối tượng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản, các phương pháp của Giáo dục học; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách; mục đích, nhiệm vụ giáo dục) và các vấn đề về lý luận dạy học và lý luận giáo dục, lý luận quản lý nhà trường (quá trình dạy học- giáo dục; nội dung, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; công tác chủ nhiệm lớp...)
(Quay về trang đầu)
19. Phương pháp toán - lý: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần trang bị cho SV một số phương pháp Toán học ứng dụng trong Vật lý. Tạo lập cho SV kỹ năng ứng dụng toán học vào việc giải quyết các bài tập vật lý.
Nội dung học phần: Học phần gồm có đại số vectơ, giải tích vectơ, các hệ tọa độ cong trực giao, các phương trình vật lí toán, các phép biến đổi tích phân, các phương pháp tính số và mô hình hóa số liệu thực nghiệm.
(Quay về trang đầu)
20. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Thực hiện theo nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Quay về trang đầu)
21. Điện học: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần trang bị cho SV các kiến thức cơ bản về điện trường và từ trường, về điện trường trong vật dẫn, trong điện môi, về từ trường trong chân không và trong chất từ môi, về hiện tượng cảm ứng điện từ, về dòng điện xoay chiều và về sóng điện từ. Giúp hình thành cho SV kỹ năng tiếp thu và vận dụng các kiến thức mới vào cuộc sống, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng nhau thảo luận các vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV.
Nội dung học phần: Trình bày các tính chất cơ bản của vật dẫn, chất điện môi khi đặt trong điện trường ngoài, từ trường trong chân không, từ trường trong từ môi và các hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện xoay chiều, liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên, sóng điện từ và các định luật cơ bản về các đại lượng đó.
(Quay về trang đầu)
22. Vật lí – Công nghệ 1: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần Vật lý - Công nghệ 1 trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử. Kết thúc học phần, SV cần có các kiến thức cơ bản về mạch điện xoay chiều và máy điện; nắm vững đặc điểm các loại vật liệu và linh kiện điện – điện tử cũng như các mạch điện tử cơ bản (tương tự, số).
Phần Kỹ thuật điện bao gồm 8 chương. Chương 1 trình bày tóm tắt về mạch điện; Chương 2, 3 trình bày các kiến thức cơ bản về dòng điện xoay chiều và cách giải mạch điện 1 pha; Phần “Dòng điện xoay chiều 3 pha” được trình bày trong Chương 4; Các chương 5, 6, 7, 8 lần lượt trình bày về các máy điện thông dụng, từ Máy biến áp (Chương 5), Máy điện không đồng bộ (Chương 6), Máy điện đồng bộ (Chương 7) và đến cuối cùng là Máy điện 1 chiều (Chương 8).
Phần Kỹ thuật điện tử gồm 8 chương. Chương 1 giới thiệu về tín hiệu và các hệ thống điện tử; Chương 2 khảo sát về các vật liệu và linh kiện điện tử; Chương 3 bàn về khuếch đại tín hiệu. Các chương 5 và 6 trình bày về cơ sở điện tử số; Chương 7 và 8 khảo sát về mạch tổ hợp và mạch dãy.
(Quay về trang đầu)
23. Quang học: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần giúp cho sinh viên hiểu được bản chất ánh sáng và sự lan truyền ánh sáng trong các môi trường và một số ứng dụng của quang học. Hình thành cho sinh viên kỹ năng tiếp thu và vận dụng các kiến thức vào cuộc sống, sử dụng được các thiết bị cơ bản của quang học, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng nhau thảo luận các vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV.
Học phần gồm 7 chương, đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của quang học. Nội dung của học phần được trình bày trong 60 tiết trên lớp. Chương 1, giới thiệu sơ lược về quang học và các đại lượng trắc quang. Chương 2 trình bày những cơ sở của quang hình học và các mô tả sự lan truyền của tia sáng trong quang học gần trục bằng phương pháp ma trận. Cuối chương trình bày các loại quang sai thường gặp trong các thiết bị quang hình học. Các chương 3 và 4 trình bày những khía cạnh về đặc tính sóng của ánh: phân cực, giao thoa và nhiễu xạ. Chương 5 trình bày bài toán lan truyền sóng ánh sáng trong các môi trường khi chú ý đến tương tác giữa các nguyên tử với sóng ánh sáng: hấp thụ và tán sắc ánh sáng. Chương 6 trình bày những tính chất lượng tử của ánh sáng. Chương 7 trình bày cơ sở lý thuyết của máy phát laser và nhập môn về quang học phi tuyến.
(Quay về trang đầu)
24. Thí nghiệm Điện - Quang: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần này trang bị và cũng cố cho sinh viên kiến thức về Điện từ học và Quang học, kiểm chứng các định luật của điện từ học và quang học; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành; rèn luyện tính chân thực và tính kiên nhẫn cho sinh viên trong học tập.
Học phần này gồm có 12 bài thí nghiệm với phân bổ 6 bài về Điện học và 6 bài về Quang học.
Mỗi bài thí nghiệm được triển khai trong 3 tiết ở phòng thí nghiệm bao gồm cả tìm hiểu trước khi vận hành.
Để thực hành được môn này, sinh viên cần nắm được các kiến thức về điện từ học và quang học; cần nắm rõ nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành và đảm bảo an toàn của các thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm.
(Quay về trang đầu)
25. Thiên văn học: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần trình bày những kiến thức tổng quát về vũ trụ, giúp SV nắm được các kiến thức cơ bản về thiên văn để làm tốt công tác giảng dạy ở phổ thông, có khả năng tuyên truyền, giải thích góp phần bài trừ tập tục mê tín dị đoan.
Nội dung học phần: Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về lịch sử thiên văn học, những vấn đề cơ bản về thiên văn quan sát, thiên văn vật lý, vũ trụ học; những vấn đề của khoa học và công nghệ hiện đại để nghiên cứu thiên văn, những thành tựu chinh phục vũ trụ của loài người...
(Quay về trang đầu)
26. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Thực hiện theo nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Quay về trang đầu)
27. Vật lí lý thuyết 1: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần bao gồm 2 phần: Cơ học lý thuyết và Điện động lực học.
Phần Cơ học lý thuyết giúp người học nắm vững các định luật, định lý của cơ học cổ điển, có những hiểu biết sâu sắc hơn các kiến thức của cơ đại cương, trang bị những kiến thức cần thiết để có thể tiếp thu các học phần tiếp theo như thiên văn học, vật lí thống kê, cơ lượng tử...
Nội dung: Xét các dạng chuyển động dưới tác dụng của các lực: chuyển động của chất điểm, chuyển động của cơ hệ, chuyển động của vật rắn, lực tác dụng không đổi, lực phụ thuộc thời gian, lực phụ thuộc vận tốc, lực phụ thuộc vị trí. ở đây ta coi ba định luật Niutơn là những tiên đề tổng quát từ đó suy ra các định luật, định lí giúp ta giải quyết một cách thuận lợi các bài toán thực tế đặt ra.
Phần Điện động lực học trang bị cho SV cách mô tả khái quát về các định luật điện từ. Cho SV thấy được vai trò quan trọng của hệ phương trình Macxoen trong toàn bộ hệ thống các kiến thức cơ bản về lý thuyết trường điện từ. Giúp SV hiểu sâu và nắm chắc các kiến thức đã được học ở phần điện đại cương. Cho SV thấy được ứng dụng của bộ môn trong KHKT và đời sống. Rèn luyện cho SV khả năng làm việc độc lập, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, sáng tạo trong học tập.
Nội dung: Điện động lực học cổ điển được xét theo 2 quan điểm vĩ mô và vi mô. Trước tiên nghiên cứu các hiện tượng điện từ không quan tâm tới tính gián đoạn của các điện tích và cấu trúc phân tử, nguyên tử của môi trường vật chất, xem hệ phương trình Macxoen như một tiên đề tổng quát từ đó bằng suy luận logic và bằng phương pháp chứng minh toán học chặt chẽ để rút ra các kết luận khác về các hiện tượng điện từ. Tiếp theo nghiên cứu các hiện tượng điện từ có xét đến cấu trúc phân tử, nguyên tử của môi trường vật chất và tính gián đoạn của các điện tích. Ở đây dựa trên hệ phương trình Macxoen Lorentz để khảo sát.
(Quay về trang đầu)
28. Kiến tập sư phạm: 1 tín chỉ (bắt buộc)
(Quay về trang đầu)
29. Lịch sử vật lý: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần giúp người học nắm được lịch sử hình thành và phát triển của Vật lý học, những giai đoạn phát triển của các tư tưởng, phương pháp, lý thuyết vật lý quan trọng, các mốc cơ bản đánh dấu các chặng đường phát triển của VLH và những nhà vật lý tiên phong trong các giai đoạn đó.
Nội dung học phần: Trình bày các sự kiện lịch sử một cách có chọn lọc và hệ thống nhằm tái hiện toàn bộ quá trình phát triển của Vật lý học từ thời kỳ cổ đại đến cuối thế kỷ 20; qua đó chứng minh tiến trình phát triển của vật lý học là một tất yếu lịch sử; tuân theo những quy luật tổng quát của sự phát triển vật lý học – một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa nhất để lịch sử vật lý là một khoa học hướng dẫn hành động của con người, định hướng sự nghiên cứu, tránh được những mò mẫm và sai lầm đáng tiếc trong nghiên cứu vật lý.
(Quay về trang đầu)
30. Vật lí – Công nghệ 2: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về: nguyên lý hoạt động của các thiết bị nhiệt, cách xác định nhiệt và công trao đổi trong các quá trình, các chu trình nhiệt động, hiệu suất nhiệt, giúp cho sinh viên nắm được lý thuyết trao đổi nhiệt và các quy luật trao đổi nhiệt giữa các vật thể có nhiệt độ khác nhau, từ đó xác định được sự phân bố nhiệt độ trong vật. Ngoài ra còn trang cho sinh viên những kiến thức về tính toán, thiết kế, kiểm tra các hệ thống nhiệt. Qua đó, sinh viên sẽ có thể tự mình lựa chọn giải pháp tăng cường hoặc hạn chế sự trao đổi nhiệt giữa các vật tuỳ theo yêu cầu của thực tế. Học phần này gồm có phần lý thuyết và phần thực hành.
Phần lí thuyết gồm 5 chương. Hai chương đầu nghiên cứu các quá trình biến đổi năng lượng nói chung và trong các máy nhiệt nói riêng. Lý thuyết của phần này dựa trên định luật thứ nhất của nhiệt động học. Dựa vào định luật này và bằng phương pháp toán học có thể rút ra những kết luận cơ bản của nhiệt động học làm cơ sở ứng dụng vào kỹ thuật. Chương 3: Nghiên cứu chu trình lý tưởng của các máy nhiệt và nghiên cứu chu trình công tác thực tế của một số động cơ đốt trong, giới thiệu các cơ cấu, hệ thống có trong một động cơ thực (hệ thống trong động cơ xăng, điêzen 4 kỳ và 2 kỳ). Ngoài ra, sinh viên được học về chu trình công tác thực tế của một số máy lạnh mà đang được sử dụng trong đời sống và kỹ thuật. Hai chương cuối trình bày về các dạng và các quy luật trao đổi nhiệt giữa các vật thể có nhiệt độ khác nhau và ứng dụng trong kĩ thuật nhiệt.
Phần thực hành gồm có 12 bài (tương ứng 02 tín chỉ) gồm 6 bài thí nghiệm về kĩ thuật điện-điện tử và 6 bài thí nghiệm về kĩ thuật nhiệt.
(Quay về trang đầu)
31. Lý luận dạy học Vật lý: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần giúp SV có được những kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng kiến thức triết học, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học đại cương để giải thích nội dung và yêu cầu đối với các nhiệm vụ, cấu trúc của PPDH vật lý và phân tích đánh giá tiến trình dạy học một kiến thức vật lý cụ thể.
(Quay về trang đầu)
32. Cơ sở vật lí học hiện đại: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Môn này gồm 4 chương, trình bày các luận điểm cơ bản của vật lý học hiện đại và giới thiệu một số hướng nghiên cứu chuyên sâu. Hai chương đầu dành cho phần cơ sở của vật lý hiện đại còn 2 chương còn lại trình bày các chủ đề liên quan.
Hai chương đầu tiên được dành cho trình bày về cơ sở của vật lý học hiện đại – thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Chương 3 trình bày một số vấn đề về vật lý hạt nhân. Chương 4, giới thiệu nguyên lý của các máy phát laser và một số hướng nghiên cứu mới trong vật lý hiện đại. Cuối mỗi chương, chúng tôi đưa ra các bài tập để mở rộng và đào sâu thêm các kiến thức. Nội dung trình bày ở đây được lựa chọn để bao phủ phần kiến thức về vật lý hiện đại trong chương trình vật lý phổ thông đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
(Quay về trang đầu)
33. Phương pháp nghiên cứu khoa học Vật lí: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần cung cấp cho SV những hiểu biết và những kỹ năng cơ bản của tiến trình tiến hành một số đề tài khoa học Vật lý, biết vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Vật lý học để hoàn thành một đề tài khoa học cụ thể.
Học phần giúp SV nắm được lịch sử phát triển của Vật lý học và sự hình thành các phương pháp nghiên cứu của nó, hiểu biết cấu trúc của các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Vật lý học; SV tập dượt thành thạo một số kỹ năng và tập xác định các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu, vận dụng kiến thức bộ môn để triển khai đề tài khoá luận cử nhân.
(Quay về trang đầu)
34. Vật lí lý thuyết 2: 5 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần bao gồm 2 phần: Cơ học lượng tử và Vật lí thống kê.
Nội dung của phần cơ học lượng tử chia làm hai phần nhỏ: Cơ học lượng tử phi tương đối tính và cơ học lượng tử tương đối tính. Cơ học lượng tử phi tương đối tính nghiên cứu tính chất của các vi hạt có khối lượng nghỉ khác không và chuyển động với tốc độ rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng. Các vi hạt này tuân theo phương trình Schrodinger, là phương trình cơ bản của cơ học lượng tử phi tương đối tính. Cơ học lượng tử tương đối tính được áp dụng cho các vi hạt có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Cơ học lượng tử tương đối tính giải thích các hiệu ứng lượng tử như hiệu ứng spin mà cơ học lượng tử phi tương đối tính không thể giải thích được. Đi sâu vào nghiên cứu một số hiệu ứng tương đối tính, cấu trúc tinh tế của các mức năng lượng... Học phần rèn luyện cho SV kỹ năng vận dụng kiến thức được học để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng vật lý liên quan.
Phần vật lý thống kê có nhiệm vụ: một mặt giúp người học hiểu sâu thêm phần vật lý đại cương (chủ yếu là phần vật lý phân tử và nhiệt học), một mặt làm cơ sở để người học có thể học tiếp các học phần khác. Những kiến thức mới mà người học được trang bị bao gồm: những vấn đề cơ bản của Vật lý thống kê (tập trung vào việc nghiên cứu các hệ vật lý nằm trong trạng thái cân bằng nhiệt động) được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp Gíp- xơ; các vấn đề cơ bản của thống kê cổ điển và thống kê lượng tử...
Nội dung:
- Sau khi được giới thiệu sơ lược về đối tượng và phương pháp nghiên cứu chung của Vật lý thống kê, SV được nhắc lại cơ sở của lý thuyết xác suất và một số vấn đề cơ bản của nhiệt động lực học.
- Những vấn đề cơ bản của Vật lý thống kê (tập trung vào việc nghiên cứu các hệ vật lý nằm trong trạng thái cân bằng nhiệt động) được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp Gíp- xơ.
- Các vấn đề cơ bản của thống kê cổ điển và thống kê lượng tử được trình bày lần lượt, trong đó thống kê cổ điển được trình bày kỹ hơn.
- Các bài tập sau mỗi chương giúp người học hiểu sâu sắc hơn nội dung vật lý của bài giảng và tập vận dụng kiến thức thu nhận được trong bài giảng để giải quyết một số vấn đề vật lý cụ thể.
(Quay về trang đầu)
35. Tự chọn 1: 2 tín chỉ (tự chọn)
35.1. Phương pháp số và phân tích số liệu
35.2. Ứng dụng tin học trong nghiên cứu Vật lí
35.3. Cơ sở kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lí
35.4. Vật lí và công nghệ nanô
35.5. Vật liệu và các thiết bị bán dẫn
(Quay về trang đầu)
36. Vật lý nguyên tử và hạt nhân: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Nội dung học trang bị những kiến thức cơ bản về vật lí nguyên tử và hạt nhân.
Nội dung học phần:
Học phần trình bày những vấn đề về tán xạ, quang phổ nguyên tử, phân tử,... Để hạn chế mục đích kiểm nghiệm và cung cấp những căn cứ cần thiết nhất để đi đến mẫu nguyên tử. Về điểm này, việc xây dựng những khái niệm về phổ năng lượng của hệ thống vi mô và phổ bức xạ và mối liên hệ giữa hai phổ ấy bắt nguồn từ cơ chế phát xạ của hệ thống vi mô có ý nghĩa rất quan trọng, thường là những khái niệm khó. Có thể nói “Sợi chỉ’’ trong toàn bộ học phần xuyên qua ba mốc: cơ chế tương tác, phổ năng lượng, phổ bức xạ. Vấn đề cấu trúc hạt nhân chỉ được đề cập đến rất sơ lược, có thể xem là nhập môn về các hiện tượng phóng xạ. Giáo trình này không dừng lại lâu ở lý thuyết cổ điển và giả cổ điển. Tuy nhiên về lý thuyết lượng tử cũng chỉ đề cập đến một số nét cơ sở và xét một số ví dụ cần thiết lấy ngay từ những vấn đề về cấu trúc nguyên tử và hạt nhân.
(Quay về trang đầu)
37. Nghiên cứu chương trình Vật lý phổ thông: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần trang bị cho SV kiến thức về: quan điểm xây dựng chương trình, cấu trúc và nội dung của chương trình vật lý bậc THPT; phương pháp giảng dạy một số nội dung cơ bản của chương trình. Hình thành các kỹ năng: Xây dựng được sơ đồ cấu trúc lôgic các phần, các chương thuộc giáo trình vật lý THPT; Tóm tắt được nội dung cơ bản của từng chương; Phân tích được nội dung và phương pháp giảng dạy những đề tài cơ bản và khó thuộc chương trình Vật lý THPT. Lập kế hoạch dạy học một số chương, kế họach dạy học một số bài học điển hình: bài học xây dựng khái niệm mới, xây dựng định luật vật lý, bài học tổng kết ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
- Nội dung học phần:
Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Vật lý THPT về các vấn đề: cấu trúc chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy những vấn đề cơ bản của vật lý THPT.
Quan điểm xây dựng chương trình và sách giáo khoa vật lý THPT phân ban; Cấu trúc, nội dung chương trình và sách giáo khoa Vật lý Cơ bản và Nâng cao lớp 10, 11,12. Phân tích nội dung và phương pháp giảng dạy những đề tài cơ bản nhất của chương trình và sách giáo khoa: động học, động lực học, các định luật bảo toàn, thuyết động học phân tử chất khí, các định luật về tính chất chất khí, hai nguyên lý nhiệt động lực học (vật lý 10); tĩnh điện học, các định luật về dòng điện không đổi, từ trường và cảm ứng điện từ, các định luật quang hình, dụng cụ quang học (vật lý 11); Dao động và sóng cơ học, dao động điện, điện từ và sóng điện từ; tính chất sóng và tính chất lượng tử của ánh sáng, vật lý hạt nhân (vật lý 12).
(Quay về trang đầu)
38. Thực hành dạy học thí nghiệm Vật lí phổ thông 1: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Về cơ sở Vật lý của các thí nghiệm giáo khoa phần cơ nhiệt chương trình THPT: các thí nghiệm về chuyển động cơ học, tĩnh học, dao động và sóng cơ học, Hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Về thực hành: SV tiến hành thành thạo các thí nghiệm giáo khoa cơ bản thuộc chương trình VLPT phần cơ. SV biết sử dụng các thí nghiệm trên vào thiết kế và thi công các bài học vật lý có nội dung liên quan theo hướng tăng cường các chức năng lý luận dạy học của thí nghiệm giáo khoa.
(Quay về trang đầu)
39. Tự chọn 2: 2 tín chỉ (tự chọn)
39.1. Bồi dưỡng PP nhận thức trong DHVL
39.2. Máy vi tính trong dạy học Vật lí
39.3. Thiết kế bài học Vật lí
39.4. Dạy học ngoại khoá môn Vật lí
39.5. Thiết bị dạy học vật lí tự làm
(Quay về trang đầu)
40. Phương pháp dạy học bài tập vật lý PT: 3 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần giúp SV nắm vững cơ sở lý luận về Bài tập vật lý như một phương tiện và phương pháp dạy học đặc thù, một phương pháp dạy học tích cực của môn Vật lý ở trường PT. Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập vật lý thuộc chương trình VLTHPT, phân tích được chức năng lý luận dạy học của bài tập, xây dựng được hệ thống BT dùng cho dạy học một chủ đề thuộc chương trình vật lý phổ thông, xây dựng được hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải bài tập bất kỳ thuộc VLPT.
Nội dung học phần: Cơ sở lý luận về dạy học bài tập vật lý: chức năng nhận thức và chức năng lý luận dạy học của bài tập vật lý – phương tiện, phương pháp dạy học, phân loại BTVL, phương pháp giải BTVL, các kiểu hướng dẫn HS giải BTVL, phát triển BTVL theo một chủ đề. Thực hành giải và xử lý sư phạm các bài tập vật lý thuộc chương trình Vật lý 10, 11, 12.
(Quay về trang đầu)
41. Phương tiện dạy học Vật lý và thực hành dạy học Vật lý: 4 tín chỉ (bắt buộc)
Phần A. Phương tiện dạy học vật lý:
Chức năng của phương tiện DHVL, các loại phương tiện DHVL, điều kiện, nguyên tắc, yêu cầu của việc sử dụng PTDH. Chức năng, nguyên tắc, yêu cầu, phương pháp và kỹ thuật sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống: bảng, sách giáo khoa và các tài liệu in, thiết bị TN, các mô hình vật chất, tranh ảnh và các hình vẽ sẵn. Chức năng, phương pháp và kỹ thuật sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại: phim học tập, dao động ký điện tử, máy vi tính và các phần mềm dạy học. SV bước đầu có những kỹ năng cần thiết sử dụng các phương tiện trên trong việc thiết kế và thi công các loại bài học vật lý.
Phần B. Thực hành dạy học Vật lý:
Về mặt lý thuyết gồm: chức năng, cấu trúc, yêu cầu của các loại bài học vật lý ở trường THPT: bài học xây dựng kiến thức mới, bài học luyện tập giải bài tập vật lý, bài học thực hành TN vật lý, bài học ôn tập tổng kết hệ thống hóa kiến thức, bài học kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng của học sinh. Quy trình lập kế hoạch dạy học một chương, một bài học thuộc chương trình Vật lý 10, 11 THPT. Chức năng, cấu trúc, yêu cầu, nội dung, hình thức của giáo án. Về kỹ năng gồm kỹ năng lập kế hoạch dạy học chương, kế hoạch dạy học bài (giáo án), kỹ năng thi công bài học vật lý, kỹ năng đánh giá bài học vật lý vận dụng trong vật lý 10, 11 THPT
(Quay về trang đầu)
42. Thực hành DH TN Vật lí phổ thông 2: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần giúp SV nắm vững cơ sở lý thuyết các TN giáo khoa phần Điện Quang THPT. Lý thuyết về sử dụng TN vào dạy học vật lý dưới các hình thức khác nhau.Rèn luyện kỹ năng thực hiện các TN giáo khoa về Vật lý phổ thông phần Điện Quang và bước đầu hình thành kỹ năng vận dụng TN vào dạy học Vật lý
Nội dung học phần: Về cơ sở Vật lý của các TN giáo khoa phần Điện Quang chương trình THPT: các TN về Tĩnh điện, tĩnh từ, dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, cảm ứng điện từ, dòng điện xoay chiều, các định luật quang hình học, tán sắc, giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng. Về thực hành: SV tiến hành thành thạo các TN giáo khoa cơ bản thuộc chương trình VLPT phần Điện Quang (TN về Tĩnh điện học, tĩnh từ, định luật Ôm cho các loại mạch điện, dòng điện trong kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không, bán dẫn, dòng điện xoay chiều trong các loại mạch điện đơn giản, định luật khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần, các loại quang cụ, tán sắc, giao thoa, nhiễu ánh sáng. SV biết sử dụng các TN trên vào thiết kế và thi công các bài học vật lý có nội dung liên quan theo hướng tăng cường các chức năng lý luận dạy học của TN giáo khoa.
(Quay về trang đầu)
43. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành GDĐT: 2 tín chỉ (bắt buộc)
Học phần Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo cung cấp cho người học những tri thức chung về vấn đề quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục & Đào tạo, hình thành những kỹ năng làm việc hành chính cơ bản, thông thường trong ngành giáo dục giúp họ hướng tới hoàn thiện năng lực làm việc trong nhà trường phổ thông.
(Quay về trang đầu)
44. Tự chọn 3: 2 tín chỉ (tự chọn)
44.1. Một số hướng nghiên cứu mới trong vật lí
44.2. Vật lí laser
44.3. Thông tin quang
44.4. Quang học hiện đại
44.5. Vật lí chất rắn
(Quay về trang đầu)
45. Thực tập sư phạm ngành SP Vật lí: 5 tín chỉ (bắt buộc)
(Quay về trang đầu)
46. Khoá luận tốt nghiệp ngành SP Vật lí hoặc Hai học phần chuyên môn thay thế: 5 tín chỉ (bắt buộc)
46.1. Cơ sở vật lí học
Học phần các phần chính như sau: Phần Cơ học trình bày những vấn đề nâng cao theo hướng ứng dụng như giải bài toán cơ học các phương pháp động học, động lực học, hay phương pháp năng lượng. Phần điện học trình bày những nội dung về phương pháp áp dụng định lý Oxtrogratsky-Gauss cho điện trường đều hay từ trường không đổi, giải các bài toán về dòng điện xuay chiều, dao động điện và ý nghĩa vật lý của hệ phương trình Maxwell. Bên cạnh đó học phần cũng trình bày các kiến thức phần Quang học cho sinh viên.
46.2. Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí
Học phần tập trung hệ thống hóa các nội dung sau
- Các cơ sở lý luận về dạy học vật lý: nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học vật lý, hình thức tổ chức dạy học Vật lý ở trường THPT;
- Cấu trúc chương trình vật lý THPT,
- Dạy học Bài tập vật lý ở trường THPT,
- Sử dụng Thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường THPT.
- Nội dung và phương pháp dạy học một số Khái niệm và Định luật vật lý cốt lõi của chương trình Vật lý THPT.
(Quay về trang đầu).