1. Phổ của các nguyên tử/phân tử kim loại kiềm ở trạng thái khí: Xây
dựng một số hệ đo phổ laser tiên tiến (phổ laser đánh dấu phân cực, phổ
hấp thụ bão hòa, phổ cộng hưởng kép) để nghiên cứu cấu trúc phổ của các phân
tử (xác định các hằng số phân tử và đường thế năng) và các nguyên tử (xác định
độ tách siêu tinh tế, mô men lưỡng cực dịch chuyển) ở trạng thái khí.
2. Điều khiển các nguyên tử/phân tử kim loại kiềm bằng laser: Dựa
trên thông tin về cấu trúc phổ thực nghiệm của nguyên tử/phân tử kim loại
kiềm, chúng tôi lựa chọn các chùm laser có thông số phù hợp (bước
sóng, cường độ, độ đơn sắc) để hãm chuyển động nhiệt và điều khiển các trạng
thái nội làm thay đổi tính chất quang trong miền phổ cộng hưởng (điều khiển
hấp thụ, tán sắc và phi tuyến Kerr ; tối ưu hóa các quá trình
quang phi tuyến, nghiên cứu lưỡng ổn định quang và mô hình thiết bị quang tử
tiên tiến).
3. Nghiên cứu về quá trình tán xạ Raman và một số đặc trưng động học của
laser Raman. Nghiên cứu quá trình hình thành xung Stokes và đối Stokes
trong thời gian kéo dài của một xung bơm; ảnh hưởng của các tham số buồng cộng
hưởng, hoạt chất và xung bơm đến quá trình phát, hiệu suất của công suất sóng
Stokes; quá trình cạnh tranh giữa sóng Stokes và sóng đối Stokes trong laser
phát đồng thời Stokes và đối Stokes; một số hiệu ứng quang phi tuyến liên quan
hình thành trong quá trình hoạt động của laser phát đối Stokes.
4. Nghiên cứu tính ổn định của bẫy quang học và ảnh hưởng của các
tham số động học. Nghiên cứu mô hình bẫy quang học sử dụng hai cặp chùm
Gauss ngược chiều, dựa vào số liệu tính toán đối với bẫy quang học sử dụng một
cặp chùm Gauss ngược chiều để tính cường độ tổng của hai cặp chùm Gauss ngược
chiều. Tính toán và khảo sát được sự phân bố của quang lực tổng lên các trục
trong không gian, đồng thời khảo sát được ảnh hưởng của khoảng cách d và bán
kính mặt thắt lên các quang lực thành phần trên các trục trong không gian. Xây
dựng biểu thức tính cường độ laser và quang lực của ba cặp chùm Gauss ngược chiều
tác dụng lên hạt điện môi hình cầu. Nghiên cứu mô hình bẫy quang học học sử dụng
ba cặp chùm Gauss ngược chiều. Tính toán và khảo sát ảnh ảnh của khoảng cách giữa
hai mặt thắt chùm tia, bán kính mặt thắt chùm tia, năng lượng xung bơm và bán
kính hạt lên cường độ tổng, quang lực tổng hợp. Từ đó chỉ ra ảnh hưởng của
chúng lên cường độ tổng, quang lực tổng hợp và độ lớn vùng ổn định của bẫy.
5. Nghiên cứu về các sợi tinh thể quang tử và các vật liệu điện tử mới. Nghiên
cứu các sản phẩm cụ thể về các sợi tinh thể quang tử mới được sản xuất trong viện
ITME của Ba lan thông qua phần mềm mô phỏng. Từ đó, tối ưu hóa được các PCF để
từ đó sử dụng khoa học công nghệ và ứng dụng vào đời sống.
6. Nghiên cứu Lý luận và nghiên cứu Ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại
trong môn vật lý ở các bậc học (phổ thông và đại học).
7. Nghiên cứu Lý luận và Ứng dụng về phương tiện dạy học vật lý. Khai
thác các phương tiện truyền thống theo hướng tích cực, nghiên cứu hiện đại hóa
phương tiện dạy học vật lý, kết hợp phương tiện truyền thống và phương tiện hiện
đại.
8.
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Vật lý ở phổ thông và đại học.