1. Giới thiệu chung
Ngành Cử nhân Sư phạm Vật lí của Trường Đại học Vinh là ngành đào tạo với 55 năm truyền thống.
Là ngành đào tạo có chất
lượng cao và uy tín trong cả nước, các sinh
viên Cử nhân Sư phạm Vật lí của Nhà trường sau khi tốt nghiệp được tiếp nhận công
tác tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học
trong cả nước.
Với truyền thống “Liên
tục đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo” của tập thể cán bộ qua các thời
kỳ, năm 2014 Khoa Vật lý và Công nghệ đã được Nhà trường cho phép thí điểm xây
dựng chương trình đào tạo tiếp cận quốc tế CDIO và được áp dụng từ khóa 56 (năm
học 2015-2016). Đây là chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên tinh thần chỉ
đạo của Nghị quyết Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của quốc hội về
đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau 2015, Quyết định số
404/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết NQ666/ĐU của Đảng ủy Trường về
đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội.
Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Cử
nhân sư phạm Vật lý được biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra CDIO theo hướng phát
triển năng lực người học, đáp ứng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ
thông và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Để xây dựng CTĐT khoa Vật lí & Công nghệ đã tiến
hành các công việc như:
- Tiến hành
tổng kết, đánh giá chương trình chương trình đào tạo giáo viên Vật lý hiện
hành, xác định rõ những ưu điểm cần kế thừa, phát huy và các hạn chế, bất cập cần
khắc phục để đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên Vật lí, trong đó có nhiệm vụ
quan trọng là đáp ứng giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
- Nghiên cứu
bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa trong nước và quốc tế nhằm nhận
thức rõ những đặc điểm và yêu cầu cần chú ý trong việc xây dựng CTĐT mới.
- Nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế nhằm rút ra được xu thế chung về xây dựng CTĐT giáo viên Vật
lý nhất là kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển.
- Nghiên cứu
chuẩn giáo viên THPT và tham khảo chuẩn giáo viên của một số nước tiêu biểu cho
các khu vực khác nhau (châu Á, châu Âu và Mỹ, Úc) để xây dựng các chuẩn đầu ra
theo hướng phát triển năng lực người học cho ngành cử nhân sư phạm Vật lí.
- Xây dựng
chuẩn đầu ra ngành Cử nhân sư phạm Vật lý theo tiếp cận CDIO trên cơ sở các yêu
cầu thực tiễn đất nước và định hướng phát triển Trường Đại học Vinh trở thành thành
viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) có chương trình đào tạo
đạt các chuẩn AUN QA.
- Lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý của các trường
THPT, các nhà khoa học và các chuyên gia giáo dục để điều chỉnh hoàn thiện chuẩn
đầu ra, từ đó xây dựng chương trình đào tạo Cử nhân sư phạm Vật lý theo tiếp cận
CDIO. Mục tiêu chính của chương trình đào
tạo là sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện
các nhiệm vụ của giáo viên vật lý ở trường phổ thông, có năng lực thiết kế và vận
hành chương giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
So với chương trình đào tạo trước đây, CTĐT giáo viên
vật lý theo tiếp cận CDIO được thiết kế rất khoa học. Theo đó, kiến thức vật lý
cơ bản được thiết kế cân đối giữa các phần; cập nhật các kiến thức mới và kiến
thức liên ngành; tăng thời lượng đào tạo các kỹ năng của giáo viên vật lý; gắn
kết giữa đào tạo kiến thức với các kỹ năng nghề, giữa lý thuyết với thực tiễn;
tăng cường năng lực tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức pháp luật, kiến thức khoa
học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Chương trình đào tạo được thiết kế gồm hai giai đoạn,
trong đó giai đoạn I (gồm 3 học kỳ) học chung với các sinh viên cùng khối nhóm
ngành (SP Toán, SP Hóa, SP Sinh và SP Tin). Sang giai đoạn II, chương trình được
thiết kế mềm dẻo để sinh viên có thể đăng ký lựa chọn các môn học theo hướng chuyên
sâu về phương pháp giảng dạy hoặc theo hướng chuyên sâu về nghiên cứu Vật lý hiện
đại.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, Hội đồng
đào tạo khoa Vật lý & Công nghệ cũng đã chọn giáo trình quốc tế bằng tiếng
Anh (University Physics) làm giáo
trình chính cho dạy học các học phần chủ chốt về kiến thức nền tảng vật lý để
tương thích với kiến thức vật lý và kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành với các trường
đại học trong khu vực Đông Nam Á.
2. Thời
gian đào tạo, văn bằng được cấp, mã ngành
và môn xét tuyển
§
Thời
gian đào tạo: 4 năm
§
Văn
bằng được cấp: Cử nhân sư phạm Vật lí.
§
Mã
ngành: D140211
§
Môn
xét tuyển: Toán, Lí, Hóa hoặc Toán, Lí,
Tiếng Anh
3. Hệ thống
các phòng thực hành, thí nghiệm
Cùng với việc phát triển chương trình đào tạo theo
tiếp cận của quốc tế, trang
thiết bị thí nghiệm cũng đã được Nhà trường đầu tư đồng bộ và tương thích. Hiên
nay, ba phòng thí nghiệm đã được thiết kế rộng rãi và đầy đủ các thiết bị phụ
trợ (điều hòa, máy chiếu, bảng viết…) để có thể tổ chức các hình thức dạy học
theo CDIO:
§ Phòng thí
nghiệm Cơ - Nhiệt
§ Phòng thí
nghiệm Điện - Quang
§ Phòng thực hành dạy học vật lí.
Ngoài ba phòng thí nghiệm nói trên, Nhà trường đã đầu
tư Phòng thí
nghiệm Vật lý tiến tiến vào loại hiện đại
của khu vực Đông Nam Á để phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu của cán bộ và
sinh viên.
4. Cơ hội việc làm
Với mục tiêu đã đề ra, sinh viên
ngành Cử nhân sư phạm vật lý của Trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp có thể:
§ Giảng dạy vật lí ở
trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học trong cả nước.
§ Làm việc tại các viện nghiên cứu về vật lý và các
lĩnh vực liên quan;
§ Làm việc tại các cơ sở ứng dụng khoa học kĩ thuật trên các
lĩnh vực: quang tử, cơ - điện, sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học - kĩ thuật.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau
khi tốt nghiệp
§ Học thạc sỹ và tiến sĩ
các chuyên ngành thuộc Vật lí học và PPGD Vật lí.
§ Học văn bằng thứ hai: Cử
nhân Sư phạm Vật lí có thể học thêm các ngành về khoa học tự nhiên hoặc các
ngành khối kĩ thuật, công nghệ và kinh tế.
6. Khung chương trình đào tạo ngành cử nhân sư phạm Vật lý
khung chuong trinh sp vat ly khoa 57.xls
khung chuong trinh sp vat ly khoa 54.docx